Báo cáo hợp nhất đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng tài chính tổng thể của một công ty, được sử dụng bởi nhà đầu tư, các cơ quan quản lý thị trường và chính chủ doanh nghiệp. Vậy báo cáo hợp nhất là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này và các kiến thức cơ bản cần biết, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
1. Báo cáo hợp nhất là gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated financial statements) là tài liệu tài chính mà tập đoàn hoặc công ty mẹ sử dụng để báo cáo tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của toàn bộ tập đoàn, bao gồm tất cả các công ty con.
Trong đó, theo chuẩn mực kế toán số 25, các thuật ngữ được giải thích như sau:
- Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con
- Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ)
- Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con
Mục tiêu chính của báo cáo hợp nhất là cung cấp thông tin đồng nhất và toàn diện về tài chính của toàn bộ tập đoàn, giúp các bên liên quan hiểu rõ về hoạt động kinh doanh và hiệu suất tài chính của cả tập đoàn.
2. Vai trò của báo cáo hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết và toàn diện về tình hình tài chính của một tập đoàn hoặc một nhóm các công ty liên quan. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của báo cáo tài chính hợp nhất:
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty.
- Đo lường hiệu suất kinh doanh của tập đoàn và các công ty con, cho phép so sánh và đánh giá sự phát triển theo thời gian
- Nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính hợp nhất để đánh giá tiềm năng đầu tư trong tập đoàn hoặc các công ty con, và từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý
- Cung cấp một cái nhìn rõ ràng và minh bạch về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn, giúp tăng cường niềm tin từ các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.
3. Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất
Cho mục đích lập và trình bày Báo cáo tài chính, tại Điều 5 Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định những đối tượng sau đây cần lập báo cáo hợp nhất:
- Các công ty mẹ đều nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết tại các công ty con, có thể trực tiếp sở hữu hoặc thông qua công ty trung gian.
- Các tổng công ty nhà nước, theo mô hình có công ty con, phải thực hiện việc lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn nộp và công khai báo cáo hợp nhất
Theo Điều 6 của Thông tư 202/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm cho chủ sở hữu và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Bản báo cáo tài chính hợp nhất cần được công khai trong vòng 120 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán hàng năm.
Đối với bản báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, thời hạn nộp cho chủ sở hữu và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là 45 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Các công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và có lợi ích về chông chúng phải tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán bằng cách nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và giữa niên độ.
5. So sánh báo cáo hợp nhất và báo cáo riêng lẻ
Hai loại báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ đều có mục đích chung giống nhau ở chỗ cả hai đều cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên hai loại báo cáo này cũng có nhiều điểm khác biệt
Báo cáo hợp nhất | Báo cáo riêng lẻ | |
Phạm vi | Báo cáo hợp nhất phản ánh thông tin tài chính của tổng hợp của một tập đoàn công ty hoặc các công ty con trong một tập đoàn. | Báo cáo riêng lẻ chỉ phản ánh thông tin của một công ty cụ thể (công ty con hoặc công ty mẹ). |
Mục đích | Báo cáo hợp nhất thường được công bố công khai để cung cấp thông tin cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, và cơ quan quản lý. | Báo cáo riêng lẻ thường được sử dụng cho mục đích quản lý nội bộ và không được công bố công khai. |
Độ phức tạp | Báo cáo hợp nhất thường phức tạp hơn do phải tổng hợp thông tin từ nhiều công ty con. | Báo cáo riêng lẻ chỉ tập trung vào một công ty duy nhất. |
6. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất
Thực hiện lập báo cáo hợp nhất theo các bước sau:
Bước 1:
Tổng kết, thu nhận các thông tin giấy tờ, báo cáo tài chính riêng lẻ từng công ty con và công ty mẹ. Tiến hành tổng hợp và điều chỉnh số liệu, cộng tổng các chỉ số tương ứng.
Bước 2:
Thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh hợp nhất bao gồm một loạt các bước cụ thể.
- Đầu tiên là điều chỉnh sự chênh lệch giá trị dòng tiền của tài sản thuần trong tương lai.
- Tiếp theo, loại bỏ các giá trị ghi sổ khoản mục đầu tư từ công ty mẹ trong mỗi công ty con.
- Sau đó, tiếp nhận và phân bổ các lợi thế thương mại.
Các giao dịch nội bộ trong tập đoàn sẽ được loại trừ, và cuối cùng, quyền lợi của các cổ đông kiểm soát sẽ được xác định vào thời điểm cuối kỳ.
Bước 3:
Tiến hành lập bảng tổng hợp cho các bút toán điều chỉnh, chính xác hơn là sự tổng hợp về các chỉ tiêu cần hợp nhất số liệu.
Bước 4:
Đến bước lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh, báo cáo sự lưu chuyển của tiền tệ cùng với bản thuyết minh giải thích cho báo cáo tài chính.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về báo cáo hợp nhất là gì và vai trò quan trọng của nó. Báo cáo hợp nhất là một công cụ cực kỳ quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và sáng suốt hơn. Vì vậy, khi nghiên cứu về một doanh nghiệp, không thể bỏ qua tài liệu quan trọng như báo cáo hợp nhất.