Chi phí quản lý dự án là khoản chi phát sinh rất quan trọng trong mọi công trình xây dựng. Nhà nước đã ban hành nhiều quy định để điều chỉnh và giới hạn khoản chi này phù hợp với thực tiễn. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chi phí quản lý dự án là gì?

Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa vào công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức thực hiện quản lý dự án sẽ nắm bắt được nội dung của chi phí quản lý dự án bao gồm những gì để thực hiện. Theo đó, trong một dự án, chi phí quản lý dự án sẽ được tính vào những nội dung sau:

– Những chi phí liên quan đến tiền lương cho các cán bộ ban quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động; các khoản trợ cấp, phụ cấp lương, tiền thưởng theo doanh thu; các khoản đóng góp (trích nộp phụ cấp cho bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);

– Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;

– Thanh toán các dịch vụ công cộng;

– Vật tư văn phòng phẩm;

– Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

– Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;

– Công tác phí;

– Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;

– Chi phí khác và chi phí dự phòng.

Định mức chi phí quản lý dự án

Mỗi loại chi phí quản lý dự án sẽ có một định mức riêng biệt, được quy định tại Bảng 1.1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành.

Dựa vào các định mức chi phí quản lý dự án này, chủ đầu tư có thể xác định được mức chi phí quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án đó. 

Cách tính chi phí quản lý dự án

– Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa tính thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án. 

– Đối với chi phí dự án trong dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình thì được xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình.

– Một số trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định như sau:

+ Các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của Chính phủ và được điều chỉnh với hệ số k= 1,35.

– Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa tính thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án. 

– Đối với chi phí dự án trong dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình thì được xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình.

– Một số trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định như sau:

+ Các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của Chính phủ và được điều chỉnh với hệ số k= 1,35.

+ Dự án trải dài theo tuyến trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau thì được điều chỉnh với hệ số k=1,1.

+ Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, thì được điều chỉnh với hệ số k=0,8.

+ Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh định mức chi phí quản lý dự án với hệ số k = 0,8.

+ Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác sử dụng độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì chi phí quản lý dự án xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần.

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn