Những tác động “địa chấn” của đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại ngành bán lẻ, với những xu hướng kinh doanh mới đang nhanh chóng được áp dụng và dự đoán sẽ thay đổi toàn bộ cục diện của ngành chỉ trong vài năm tới. 

***

RPA trong bán lẻ

Ngành bán lẻ trước và sau tác động của Đại dịch Covid-19 đã có những thay đổi đáng kể. | Ảnh: freepik.

Bối cảnh thế giới nhiều thách thức

Những thách thức lớn của ngành

Đại dịch Covid 19 khiến hầu hết các quốc gia phải thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế tập trung đông người. Điều này gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành bán lẻ khi các cửa hàng bị đóng cửa trong thời gian dài, chuỗi cung ứng bị đứt gãy và vận hành khó khăn do nhân viên phải làm việc từ xa.

Đại dịch Covid làm thay đổi thói quen mua sắm và sự lên ngôi của thương mại điện tử.

Khi người dân phải ở nhà dài ngày, mua sắm online trở thành cách giao dịch duy nhất. Ngoài những mặt hàng thiết yếu, nhiều người còn tận dụng thời gian này để trang trí nhà cửa, chăm sóc bản thân hay nắm bắt những sở thích mới. Điều này giúp khối lượng mua sắm online tăng lên đột biến và thương mại điện tử thực sự lên ngôi.

Sự khác biệt của những công ty có nền tảng công nghệ

Các công ty với nền tảng công nghệ tiên tiến đã thích ứng nhanh chóng và tăng trưởng liên tục trong 2 năm qua bất chấp đại dịch. Trong khi đó, nhóm công ty còn phụ thuộc nhiều vào nhân viên thì gặp khó khăn và sụt giảm doanh thu nghiêm trọng. Theo báo cáo của McKinsey, trước đại dịch, 25 nhà bán lẻ hàng đầu có vốn hóa thị trường trung bình lớn hơn 14,5 lần so với các công ty còn lại, và vào tháng 4/2021, khoảng cách này đã tăng lên 19 lần. 

6 Xu hướng nổi bật của ngành bán lẻ sau đại dịch 

  • Thương mại điện tử tiếp tục lên ngôi – Ưu thế thuộc về những nền tảng đa kênh

Đại dịch Covid 19 đã khiến việc mua sắm online trở thành một thói quen. Kể cả sau khi đại dịch đã kết thúc, thói quen này vẫn kịp “ăn sâu” và trở thành một hành vi tiêu dùng thường xuyên. Thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục phát triển đột phá trong những năm tới đây. 

Các công ty bán lẻ với nền tảng bán hàng đa kênh sẽ thực sự có lợi thế khi tạo được nhiều “điểm chạm” hơn, đồng thời tạo ra trải nghiệm mua sắm đồng bộ và tiện lợi cho khách hàng. Trong đại dịch vừa qua, những nhà bán lẻ giữ được tăng trưởng đều sở hữu những nền tảng đa kênh.

  • Sức khỏe và an toàn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng

Những dư âm của đại dịch Covid-19 sẽ còn tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Theo báo cáo nghiên cứu 2021 Retail Industry Outlook của Deloitte, sức khỏe và an toàn sẽ là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Điều này dẫn đến những xu hướng mới dưới đây.

  • Touchless Experiences – “Trải nghiệm không tiếp xúc”

Sự lo lắng về vấn đề lây lan dịch bệnh khiến những phương thức mua sắm, thanh toán ít tiếp xúc đang ngày càng được ưa chuộng. Chúng ta đã bắt gặp nhiều hình thức như vậy ngay tại Việt Nam như: BOPIS (buy online – pick in store) mua và thanh toán trực tuyến, nhận tại cửa hàng; đặt lịch hẹn để nhận hàng; thanh toán không chạm qua quét QR code;…

Người tiêu dùng mua hàng tại một siêu thị theo mô hình không tiếp xúc ở TP.HCM trong đợt giãn cách vừa qua. | Ảnh: VNBusiness

  • AR/VR Adoption

Với các công nghệ mô phỏng, thực tế ảo, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm ảo thông qua nhiều tùy chọn khác nhau như dùng thử ảo, trung tâm ảo, trực quan hóa sản phẩm, truy cập thông tin sản phẩm, v.v. Công nghệ này giúp khách hàng được xem xét sản phẩm kỹ lưỡng và chân thực hơn trước khi mua, thúc đẩy trải nghiệm mua sắm online tin cậy hơn. 

  • Mô hình kinh doanh mới: ưu tiên tài sản nhẹ

Những thiệt hại từ đại dịch đòi hỏi ngành bán lẻ có những mô hình kinh doanh mới để bảo vệ mình, nguyên tắc cơ bản chính là cân bằng chi phí. Các khoản chi cho cửa hàng, văn phòng làm việc hay lương nhân viên sẽ là gánh nặng khổng lồ. Một số biện pháp được xem xét như: sử dụng công nghệ để giảm số nhân viên tại cửa hàng, tổ chức làm việc từ xa, tạo ra các phòng trưng bày ảo… 

Các “tài sản nhẹ” như dữ liệu, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, mạng lưới khách hàng trực tuyến sẽ được ưu tiên thay vì các tài sản hữu hình như máy móc, cửa hàng bán trực tiếp.

  • Ứng dụng RPA trong bán lẻ

Khi các thử thách đòi hỏi các nhà bán lẻ phải vận hành trơn tru hơn, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt, công nghê RPA (tự động hóa quy trình nghiệp vụ) được xem là chìa khóa để giải quyết nhiều bài toán. 

RPA mô phỏng thao tác của con người và tự động thực hiện các công việc có khối lượng lớn, lặp đi lặp lại như: nhập xuất, di chuyển dữ liệu, quản lý đơn hàng hay lập báo cáo. RPA “góp công” rất lớn trong các hoạt động của ngành bán lẻ như:

– Bán hàng: trả lời các câu hỏi/khiếu nại thường gặp một cách tự động và nhanh chóng; tự động hóa quy trình bán hàng, loại bỏ các lỗi và hoàn thành đơn hàng nhanh chóng hơn so với quy trình thủ công trước đây

– Thu thập và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu: từ phân tích hành vi khách hàng, đưa ra dự đoán nhu cầu; quản lý tồn kho chi tiết giúp lập kế hoạch cung ứng hợp lý.

– Tài chính, kế toán: tự động ghi nhận các thông tin hóa đơn lên hệ thống, theo dõi tình trạng hóa đơn, tạo lập các báo cáo tự động.

– Quản lý nhân sự: giao ca, theo dõi chấm công, đánh giá hiệu quả công việc nhanh chóng.

RPA trong bán lẻ

Công nghệ RPA (tự động hóa) trở thành át chủ bài trong ngành bán lẻ giai đoạn “bình thường mới”. | Ảnh: freepik

Công nghệ RPA mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho các nhà bán lẻ

– Tự động hóa quy trình bằng robot thông minh giúp tiết kiệm chi phí nhân công, một gánh nặng chi phí lớn nếu giãn cách xã hội kéo dài.

– Tăng hiệu suất làm việc nhờ giảm lược tối đa các thao tác thủ công. Robot có thể giảm thời gian hoàn thành một công việc từ 5h xuống còn 15 phút.

– Vận hành chính xác: Robot vận hành theo mô phỏng của con người, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức khỏe, độ tập trung, môi trường làm việc…nên giảm tối đa sai sót.

Toàn bộ các giai đoạn từ quản lý chuỗi cung ứng, lưu kho cho đến bán hàng sẽ trở thành một “hệ giá trị” đồng bộ và thống nhất.

Để vươn lên cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách với các ông lớn trong ngành, ứng dụng các công nghệ tự động hóa như RPA là quá trình bắt buộc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ SMEs còn gặp nhiều trở ngại khi ứng dụng RPA do sự hạn chế về mặt nhân sự và quy mô tài chính.

Lời khuyên lúc này là ưu tiên vận hành RPA cho một số quy trình cơ bản, quan trọng, sau đó mở rộng dần dần ra toàn bộ công ty. Một trong những đặc thù của doanh nghiệp bán lẻ là phải xử lý một lượng lớn hóa đơn đầu vào, đầu ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng trước quy trình tự động hóa RPA cho hoạt động này.  Bằng cách sử dụng giải pháp tự động hóa RPA hay Ubot, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng hệ đề kháng vững chắc trước những thách thức sắp tới của thị trường. 

UBot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, UBot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. 

Tổng hợp và biên dịch: Lê Hoàng Thu Huyền

Nguồn:

McKinsey: Why retail outperformers are pulling ahead

Deloitte: 2021 retail industry outlook

Retail After COVID-19: How Innovation is Powering the New Normal

Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam 2021